Responsive Ads Here

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

Khóa luyện thi sân khấu điện ảnh tại Trung tâm Tây Nguyên Phim có tốt không?



Khi kỳ thi đại học, cao đẳng gần tới số lượng thí sinh đăng ký thi vào các trường nghệ thuật, Sân khấu điện ảnh, Văn hóa nghệ thuật hay Nhạc viện âm nhạc.. ngày càng tăng cao. Nhiều phụ huynh cũng như các bạn thí sinh rất băn khoăn “Khóa luyện thi sân khấu điện ảnh tại Trung tâm Tây Nguyên Phim có tốt không?”. Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.


Sân khấu điện ảnh là gì?

Thực tế cho thấy chúng ta vốn đã nghe quá nhiều về “sân khấu điện ảnh” nhưng không phải ai cũng hiểu đúng định nghĩa về thuật ngữ chuyên ngành này. Vậy sân khấu điện ảnh là gì? Hiểu một cách đơn giản, sân khấu điện ảnh chính là một lĩnh vực phong phú, nơi tổng hợp đa chiều các kỹ năng liên quan đến nghệ thuật như: nghệ thuật diễn xuất, biểu diễn, múa, truyền hình, âm nhạc…Ở đó, mỗi thể loại sẽ có một tính đặc thù riêng. Ví dụ về phim ảnh, diễn xuất bạn cần phải có khả năng thể hiện được tất cả các sắc thái biểu cảm của nhân vật cũng như tâm lý nhân vật… một cách khéo léo và linh hoạt nhất.

Khóa luyện thi sân khấu điện ảnh tại trung tâm “Tây Nguyên Phim” có tốt không?

Hiện nay có rất nhiều khóa luyện thi sân khấu điện ảnh tuy nhiên rất ít trung tâm đáp ứng được chất lượng đào tạo. Tây Nguyên Phim là trung tâm chuyên đào tạo về các lĩnh vực nghệ thuật, năng khiếu diễn xuất, biểu diễn, ca hát, múa…

Khi tham gia khóa học luyện thi sân khấu điện ảnh học viên sẽ được chính các đạo diễn chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề hướng dẫn và trực tiếp và giảng dạy. Đặc biệt thông qua khóa học này sẽ giúp cho bạn học viên nâng cao khả năng cảm thụ và thể hiện cũng như khẳng định được bản thân của mình. Bên cạnh đó qua khóa học bạn sẽ có cơ hội được trực tiếp trải nghiệm thực tế tại đoàn làm phim hay gặp gỡ giao lưu với ekip đoàn phim.

Tại sao bạn nên chọn “Tây Nguyên Phim” để ôn luyện thi sân khấu điện ảnh?

Được trải nghiệm môi trường học tập cởi mở, chuyên nghiệp và lý thú. Được rèn luyện, phát triển kỹ năng và khám phá những khả năng tiềm ẩn bên trong về sân khấu điện ảnh. Khai thác lợi thế về ngoại hình, giọng nói giúp học viên trở nên tự tin, năng động và cuốn hút trước đám đông hơn. Được tham gia các dự án phim ngắn, truyền hình và quảng cáo ngay sau khi kết thúc khóa học. Giảng viên là những đạo diễn chuyên nghiệp, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sân khấu điện ảnh

Giáo trình, chương trình đào tạo bài bản, chuyên nghiệp đúng chuẩn mực của điện ảnh Việt Nam.

Để tham gia vào khóa học luyện thi sân khấu điện ảnh tại Tây Nguyên Phim bạn phải có niềm đam mê với nghệ thuật hay những thí sinh có nguyện vọng thi tuyển sinh kỳ thi đại học chuyên ngành Sân khấu - Điện ảnh.

Tóm lại, Tây Nguyên Phim chính là địa chỉ đáng tin cậy dành cho các bạn thí sinh đang có dự định đăng ký khóa luyện thi sân khấu điện ảnh. Chúc các bạn thành công và thực hiện được đam mê của mình.

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019

Chọn tiểu phẩm dự thi sân khấu điện ảnh như thế nào?

Chọn tiểu phẩm dự thi sân khấu điện ảnh như thế nào?


Chọn tiểu phẩm dự thi sân khấu điện ảnh luôn là vấn đề đau đầu của những thí sinh đăng ký thi sân khấu điện ảnh. Vậy chọn tiểu phẩm dự thi sân khấu điện ảnh như thế nào để được đánh giá cao? Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Thứ nhất - Chọn tiểu phẩm dự thi sân khấu điện ảnh theo đúng thể loại đăng ký dự thi

Sân khấu điện ảnh là một phù đa dạng bao gồm tất cả những kỹ năng liên quan đến nghệ thuật. Vì thế khi lựa chọn tiểu phẩm dự thi sân khấu điện ảnh các bạn cần lưu ý chọn đúng thể loại mà mình đã đăng ký dự thi. Bởi nếu tiểu phẩm mà bạn biểu diễn khác với thể loại mà bạn đăng ký dự thi chắc chắn sẽ bị out.

Ví dụ, nếu bạn đăng ký thi diễn viên điện ảnh - truyền hình - kịch hãy lựa chọn những tiểu phẩm có liên quan đến diễn xuất. Nếu bạn thi biên đạo múa - huấn luyện viên múa hãy biểu diễn những tiểu phẩm múa.

Thứ hai - Chọn tiểu phẩm dự thi sân khấu điện ảnh có nội dung ý nghĩa

Đây là lưu ý chọn tiểu phẩm dự thi sân khấu điện ảnh đặc biệt quan trọng. Một tiểu phẩm hay cũng như được BGK đánh giá cao khi nội dung, thông thiệp tốt. Vì thế, các bạn thí sinh hãy dành thời gian nghiên cứu tìm hiểu cũng như xây dựng một tiểu phẩm dự thi có nội dung ý nghĩa, đánh vào tâm lý người xem.

Ví dụ với thể loại diễn xuất các bạn có thể tham khảo những kịch bạn đánh vào tâm lý người xem như: tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè,... Đặc biệt nội dung của tiểu phẩm lúc nào cũng phải đảm bảo 3 phần: mở đầu - cao trào và kết thúc. Như vậy BGK sẽ đánh giá cao tiểu phẩm mà bạn lựa chọn.
Chọn tiểu phẩm dự thi sân khấu điện ảnh có nội dung ý nghĩa

Thứ ba - Không nên nói nhiều trong các tiểu phẩm dự thi sân khấu điện ảnh

Kinh nghiệm này đặc biệt rất hữu ích với các bạn dự thi ngành diễn viên. Không phải cứ nói nhiều là tốt. Bởi đa phần những lời thoại của nhân vật sẽ không được BGK đánh giá cao. Thay vì nói quá nhiều trong tiểu phẩm dự thi của mình, các bạn hãy tập trung thể hiện được diễn biến tâm lý, hành động của nhân vật.

Thứ tư - Hạn chế sử dụng dụng cụ trong tiểu phẩm dự thi sân khấu điện ảnh

BGK sẽ đánh giá cao phần biểu diễn của bạn khi bạn tự thể hiện được những kỹ năng vốn có của mình chứ không phải nhờ sự giúp đỡ của các loại dụng cụ. Vì thế, trong phần tiểu phẩm dự thi sân khấu điện ảnh của mình hãy hạn chế tối đa việc sử dụng dụng cụ. Đặc biệt là những chuyên ngành như: biên đạo múa - huấn luyện viên múa hay diễn viên điện ảnh - kịch - truyền hình…

Bạn cũng có thể học hỏi kinh nghiệm từ những tiểu phẩm dự thi qua từng năm qua các diễn đàn sân khấu điện ảnh, Youtube, Facebook… chắc chắn sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều.

Chọn tiểu phẩm dự thi sân khấu điện ảnh không hề khó nếu bạn đầu tư thời gian để tìm hiểu trước về nó. Chúc bạn lựa chọn được một tiểu phẩm dự thi tốt nhất.

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019

Ngành múa thi khối nào - Cẩm nang mùa thi tuyển năm 2019

Ngành múa thi khối nào - Cẩm nang mùa thi tuyển năm 2019


Bạn có năng khiếu về múa? Bạn muốn trở thành biên đạo múa chuyên nghiệp? Tuy nhiên bạn lại chưa nắm bắt rõ ngành múa thi khối nào? Học múa có phải thi khối S hay không? Đừng lo lắng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Ngành múa thi khối nào?

Muốn theo học được ngành múa bạn phải thi khối S. Nếu khối R và khối H là khối thi dành cho nghệ thuật liên quan đến văn hóa thì khối S lại độc quyền cho các bạn có đam mê với sân khấu điện ảnh.

Theo đó, ngành múa trong khối S sẽ bao gồm các mã ngành như sau:
  • Huấn luyện múa: 7210244
  • Biên đạo múa: 7210243

Để tham gia thi tuyển chuyên ngành múa thí sinh sẽ phải thi khối S. Trong đó, khối S sẽ bao gồm tổ hợp 3 môn thi: 1 môn văn (nhân hệ số 1) và 2 môn chủ đạo theo năng khiếu điện ảnh (nhân hệ số 2). Bên cạnh đó môn văn sẽ lấy từ điểm thi môn Văn trong kỳ thi THPT, còn 2 môn năng khiếu sẽ do trường mà bạn thi tuyển trực tiếp tổ chức thi.
Ngành múa thi khối nào? Khi có ý định thi ngành múa các bạn sẽ phải thi khối S

Hình thức và điều kiện thi môn năng khiếu múa là gì?

So với các chuyên ngành trong khối S như Diễn viên sân khấu điện ảnh, diễn viên chèo, diễn viên cải lương hay diễn viên rối, ngành múa có yêu cầu đặc biệt riêng. Cụ thể như sau:

  • Ngành biên đạo múa: Thí sinh đã tốt nghiệp trường Trung cấp múa hoặc Cao đẳng múa
  • Ngành biên đạo múa đại chúng: Thí sinh đã tốt nghiệp TPHT đồng thời phải có năng khiếu múa. Đặc biệt có thân giọng hát tốt, ngoại hình cân đối, chiều cao từ 1m55 sẽ là một lợi thế.

Hình thức thi vòng sơ tuyển ngành múa
Với ngành Biên đạo múa hay huấn luyện múa thí sinh phải kiểm tra năng lực múa cơ bản. Lúc này bạn sẽ vừa nghe nhạc vừa phải thực hiện từ 1 đến 3 động tác múa cổ điển châu Âu và 1-3 điệu múa dân gian của Việt Nam theo yêu cầu của BGK.

Riêng ngành biên đạo múa đại chúng thí sinh bắt buộc phải kiểm tra hình thể bằng cách thực hiện một tổ hợp múa gồm 16 điệu theo yêu cầu của BGK về 3 thể loại khác nhau: Dân gian dân tộc, khiêu vũ quốc tế hoặc hiện đại.

Hình thức thi vòng chung tuyển ngành múa

Sau khi bạn đã vượt qua vòng sơ tuyển sẽ tiếp tục thực hiện các bài thi môn năng khiếu ở vòng chung tuyển. Theo đó ở vòng chung tuyển của nhóm ngành Huấn luyện múa, Biên đạo múa thí sinh sẽ phải trình bày một tiểu phẩm theo đề thi từ 3-4 phút. Trong tiểu phẩm múa này không được phép sử dụng 2 diễn viên và thí sinh phải trực tiếp tham gia trình bày bài thi.

Nhìn chung thi ngành múa các bạn cần rèn luyện và tìm hiểu nhiều những điệu múa, bài biên tập múa ngay từ bây giờ. Hy vọng qua bài viết “Ngành múa thi khối nào - Cẩm nang mùa thi tuyển năm 2019” đã mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất. Chúc bạn ngày mới tốt lành!

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2019

Bạn có biết nghề biên đạo múa là gì không?

Bạn có biết nghề biên đạo múa là gì không?


Biên đạo múa là gì? Nghề biên đạo múa sẽ phải làm gì? Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn trẻ đang băn khoăn mỗi khi nhắc đến nghề biên đạo múa. Vậy thì bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin liên quan đến công việc này qua bài viết dưới đây nhé!

Biên đạo múa là gì?

Hiểu một cách đơn giản, biên đạo múa là người dàn dựng sắp xếp vị trí cho các nghệ sĩ biểu diễn múa trong một buổi tập. Vai trò của người biên đạo múa đặc biệt quan trọng.

Biên đạo múa sẽ chịu trách nhiệm chỉ cho các nghệ sĩ những động tác mà họ phải thực hiện sao cho đẹp và chính xác nhất. Không chỉ thế, biên đạo múa cũng chính là người truyền lửa, người thổi hồn vào bản nhạc mang cảm xúc của người nghệ sĩ đến gần với khán giả hơn.
Biên đạo múa là người dàn dựng sắp xếp vị trí cho các nghệ sĩ biểu diễn múa trong một buổi tập

Công việc của biên đạo múa là gì?

Như đã nói ở trên vai trò của biên đạo múa trong một tác phẩm biểu nghệ thuật là rất quan trọng. Theo đó công việc của biên đạo múa bao gồm:

Thứ nhất - Sáng tác/thiết kế vũ đạo

Một trong những công việc đặc biệt quan trọng với người biên đạo múa chính là sáng tác hay thiết kế vũ đạo cho các vũ công thể hiện. Những vũ điệu này phải đảm bảo sáng tạo, không được rập khuôn nếu không sẽ làm cho người xem cảm thấy rất nhàm chán. Và tất nhiên để sáng tạo nên những vũ đạo đẹp đòi hỏi người biên đạo múa phải có tính sáng tạo và khả năng cảm nhận bài hát thật tốt.

Thứ hai - Biên tập nội dung bài múa

Ngoài thiết kế vũ đạo người biên đạo múa cần phải biên tập nội dung bài múa. Đây là công việc quan trọng để tạo nên một bài biểu diễn hoàn chỉnh cả về nội dung lẫn nhịp điệu. Theo đó, người biên đạo múa sẽ phải lên kế hoạch sẵn về nội dung sao cho phù hợp với bài hát.

Thứ ba - Chỉ đạo nghệ thuật cho vũ công

Với công việc này, người biên đạo múa sẽ phải kết hợp chặt chẽ với vũ công. Đồng thời họ chính là người hướng dẫn, người đưa ra những nhận xét và khích lệ vũ công giúp họ hoàn thành những động tác vũ đạo uyển chuyển, mềm mại và hoàn hảo nhất.

Thứ tư - Dàn dựng các tiết mục sân khấu

Biên đạo múa là gì? Ngoài việc sáng tạo vũ điệu, dạy múa thì biên đạo múa cũng là người góp phần vào công việc dàn dựng sân khấu, truyền hình, màn trình diễn video âm nhạc…

Nhìn chung để trở thành một nhà biên đạo múa đòi hỏi bạn cần phải yêu thích nghề biên đạo múa. Bạn cũng phải là người thích tìm tòi, khám phá và chịu khó học hỏi. Đặc biệt nghề biên đạo múa không thể bỏ qua yếu tố về tư duy, sáng tạo, biết nắm bắt các xu hướng, trào lưu để xây dựng một tác phẩm múa tốt nhất.

Trên đây là những thông tin liên quan đến nghề biên đạo múa. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã hiểu thêm về nghề biên đạo múa là gì? Chúc bạn thành công!

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

Muốn làm diễn viên thi khối nào?

Muốn làm diễn viên thi khối nào?

Chắc hẳn đứng trước thềm kỳ thi đại học những bạn có đam mê với ngành diễn viên đang rất bối rối và lo lắng. Ngành diễn viên thi khối nào? Thi những môn gì? Đừng quá lo lắng, bài viết dưới đây sẽ giải đáp hết những băn khoăn của bạn. Cùng theo dõi ngay nhé!

Nghề diễn viên là gì?

Hãy khoan bàn đến câu chuyện muốn làm diễn viên thi khối nào, bạn cần hiểu đúng định nghĩa nghề diễn viên là gì? Hiểu một cách đơn giản, nghề diễn viên chính là người đảm nhận một hoặc một vài vai diễn trong một bộ phim. Họ sẽ là người trực tiếp tìm hiểu kịch bản, chuẩn bị, luyện tập và diễn xuất theo ý của đạo diễn.

Yếu tố quan trọng nhất của nghề diễn viên chính là diễn xuất. Khi diễn xuất, người diễn cần phải thể hiện rõ nhất nhân vật  mà mình đảm nhận trong bộ phim qua tính cách, hành động, con người…

Muốn làm diễn viên thi khối nào?

Diễn viên vốn là nghề khá hấp dẫn với một bộ phận giới trẻ và đặc biệt tại các quốc gia phát triển trên thế giới. Muốn làm diễn viên thi khối nào? Các bạn thí sinh sẽ phải thi khối S. Khối S được nhận xét là khối thi hoa mỹ nhất trong hơn 10 khối thi tại Việt Nam kể cả khối thi chính và khối thi mở rộng.
Muốn làm diễn viên bạn cần thi khối S

Những thí sinh muốn thi khối S bắt buộc phải thi môn Văn và 2 môn năng khiếu điện ảnh. Trong đó, môn Văn sẽ được tính theo hệ số 1 còn môn năng khiếu sẽ tính theo hệ số 2.

Điều kiện dự thi diễn viên là gì?

Muốn thi được ngành diễn viên các bạn cần phải đáp ứng được các điều kiện dự thi như sau:
  • Đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (THBT, THCN hay TH nghề khối nghệ thuật hệ 3 năm).
  • Có đủ điều kiện về sức khỏe để học tập
  • Độ tuổi dự thi ngành diễn viên: 17 tuổi đến 22 tuổi
  • Ngoại hình: người cân đối, chiều cao tối thiểu cho nữ là 1m55 trở lên, nam là 1m65 trở lên.
  • Yêu cầu: có giọng nói tốt, không nói ngọng, không nói lắp (có giọng hát là một lợi thế)

Đặc biệt muốn làm diễn viên, bạn cần có lợi thế về:
Thứ nhất - Khả năng
  • Năng lực sáng tạo, biết cách thể hiện cảm xúc
  • Khả năng giao tiếp tốt, linh hoạt và chủ động
  • Có thể làm việc với cường độ và áp lực cao
Thứ hai - Kỹ năng
  • Tư duy nghệ thuật
  • Khả năng diễn xuất ổn
Thứ ba - Thái độ
  • Luôn học hỏi, không ngừng cố gắng và hoàn thiện bản thân
  • Có niềm đam mê với nghề diễn viên và diễn xuất

Những trường ĐH, CĐ nào đào tạo nghề diễn viên?

Tại Việt Nam có rất nhiều trường ĐH. CĐ đào tạo nghề diễn viên. Nếu bạn muốn theo học chuyên sâu về nghề diễn viên và điện ảnh hãy tìm hiểu các trường ĐH, CĐ dưới đây:
  • Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh
  • Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội
  • Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội
  • Trường Cao đẳng Sân khấu - Điện ảnh Tp. Hồ Chí Minh
  • Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tp. Hồ Chí Minh
  • Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang
….
Vốn là ngành HOT và được giới trẻ đặc biệt yêu thích trong tương lai chắc chắn nghề diễn viên sẽ còn phát triển hơn nữa. Qua bài viết trên hy vọng quý độc giả đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về nghề diễn viên. Đừng ngại thử thách hãy đăng ký thi diễn viên ngay từ bây giờ bạn nhé!



Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018

Đôi điều về ngành sân khấu điện ảnh

Ngành sân khấu điện ảnh là gì? Có nên thi sân khấu điện ảnh hay không? Đây chắc hẳn là nỗi băn khoăn của hầu hết các bạn thí sinh có dự định theo con đường nghệ thuật. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải thích rõ thắc mắc của bạn. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Ngành sân khấu điện ảnh là gì?

Với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình giải trí ngành sân khấu điện ảnh đã trở thành đam mê, niềm khát vọng của hàng triệu người, thí sinh mỗi năm. Vậy ngành sân khấu điện ảnh là gì? Sân khấu điện ảnh là một lĩnh vực tổng hợp đa chiều các kỹ năng liên quan đến nghệ thuật khác nhau như: diễn xuất, nhảy múa, truyền hình, nhiếp ảnh, múa,... Về cơ bản mỗi loại hình sẽ có một đặc thù riêng.

Có nên học sân khấu điện ảnh hay không?

Tôi đã đọc được ở đâu đó rằng “Sân khấu điện ảnh là bộ môn nghệ thuật không dành cho tất cả mọi người”. Điều này hoàn toàn đúng bởi muốn tiếp xúc được với các loại hình sân khấu điện ảnh bạn phải là người có khả năng, có tố chất và trải qua kỳ thi tuyển rất khắt khe mang tính đào thải rất khốc liệt.

Vậy có nên học sân khấu điện ảnh không? Chắc chắn là có. Khi theo học ngành sân khấu điện ảnh sẽ mở ra nhiều cơ hội khẳng định và phát triển bản thân. Và cũng chính những trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành sân khấu điện ảnh sẽ là nơi ươm mầm giúp bạn thực hiện ước mơ và đam mê của mình.

Thêm nữa khi theo học ngành sân khấu điện ảnh sẽ giúp bạn có cơ hội được gặp gỡ, trò chuyện với nhiều người nổi tiếng hay mở rộng các mối quan hệ giúp ích nhiều cho bạn trong cách nói chuyện, giao tiếp hàng ngày.



Sân khấu điện ảnh - Lĩnh vực rất đáng để theo học và đầu tư

Đặc biệt với những loại hình như phim ảnh, truyền hình, nhiếp ảnh sẽ giúp bạn phát huy những khả năng vốn có cũng như sự sáng tạo của mình. Theo đó khi học ngành sân khấu điện ảnh bạn sẽ phải thử nhiều vai diễn khác nhau, phải sáng tạo, biên đạo nên những vũ đạo độc đáo, những cảnh quay, thước phim ấn tượng… Điều này sẽ giúp bạn vận dụng và phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình trở nên linh hoạt, không bị rập khuôn.
Thêm một lý do nữa để bạn quyết định lựa chọn theo học sân khấu điện ảnh bởi đây là một ngành HOT trong tương lai. Nghệ thuật, phim ảnh, ca nhạc… luôn là chủ đề nóng với đông đảo bộ phận giới trẻ. Vì thế, sau khi ra trường bạn sẽ không phải lo lắng quá nhiều về công việc, thu nhập của bản thân mình.
Tóm lại sân khấu điện khẩu là ngành rất đáng để học và đầu tư. Để thành công và theo đuổi đam mê các bạn cần thật chăm chỉ học tập và rèn luyện bản thân , cải thiện các kỹ năng còn yếu của mình. Và tất nhiên để tự tin trở thành những thí sinh đầu tiên theo học ngành sân khấu điện ảnh bạn cần nỗ lực, rèn luyện ngay từ bây giờ. Chúc các bạn thành công!

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

Cách tự học tiếng anh tốt nhất cho bạn

Cách tự học tiếng anh tốt nhất cho bạn
Hiện nay tiếng anh có một tầm quan trọng nhất định trong việc tìm kiếm mở rộng cơ hội việc làm cho mỗi người. Tuy nhiên không phải ai cũng có thời gian để đi học tại các trung tâm tiếng anh, đừng lo dưới đây là những cách tự học tiếng anh tốt nhất mà chúng tôi tổng hợp dành cho bạn khi rảnh rỗi.
1.jpg

Các cách học tiếng anh hiệu quả nhất tại nhà

Học bằng cách bắt chước người bản ngữ

Đa số khi mọi người học tiếng Anh, trong các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết thì kỹ năng nói thường gây khó khăn nhất cho người học. Khi học nghe, đọc thì có nhiều cách để học, tuy nhiên để phát triển kỹ năng nói thì cách tốt nhất cho bạn là hãy thường xuyên bắt chước cách nhấn nhá, phát âm giống người bản ngữ mỗi khi rảnh.
Nếu bạn không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người bản xứ thì bạn hãy học trên các bản tin của các kênh nổi tiếng thế giới như: Discovery Channel, BBC, CNN, VOA hoặc đơn giản nhất là xem những bộ phim của nước ngoài. Nếu bạn là người yêu âm nhạc thì hãy thêm vào list nhạc những bài hát tiếng anh nữa nhé.
Khi bạn quá bận rộn với công việc thì bạn chỉ cần dành khoảng 10 phút mỗi ngày để học và tập bắt chước người bản địa nhé.

Tăng vốn từ vựng bằng cách chia theo chủ đề

Từ vựng là yếu tố quan trọng trong việc bạn có thể phát triển trình độ tiếng anh của mình mỗi ngày. Khi lượng từ vựng đủ nhiều bạn có thể sử dụng từ phong phú hơn trong mọi tình huống. Có một cách tăng vốn từ vựng hiệu quả nhất đó là hãy chia chúng theo chủ đề để dễ dàng học thuộc hơn.

Cách học này rất phù hợp cho dân văn phòng vì bạn có thể học từ vựng theo đúng chuyên ngành của mình và khả năng nhớ từ cũng tăng lên đáng kể. Bạn cũng có thể học cùng đồng nghiệp trong công ty để có thể học mọi lúc mọi nơi. Để tăng vốn từ vựng công sở, bạn cũng có thể bắt đầu bằng cách thuyết trình, viết email, làm việc với người nước ngoài…

Hãy tập nói mọi lúc mọi nơi

Đây là cách học rất đơn giản mà hiệu quả đem lại vô cùng tuyệt vời, quan trọng nhất là bạn luôn có ý thức học bất cứ lúc nào. Bạn có thể học khi đi shopping bằng cách gọi tên các đồ vật bằng tên tiếng anh, đi xem phim chiếu rạp,.. bạn sẽ học bất cứ lúc nào chỉ cần có một cây bút và cuốn sổ để note lại từ mới.
Bạn cũng có thể tiếp xúc với các người nước ngoài nói chuyện với họ dù mình còn vụng về nhưng đừng xấu hổ vì không ai có thể sinh ra mà đã nói một cách trôi chảy phải không. Bạn chỉ cần nghe và diễn đạt bằng cách tìm các từ vựng quan trọng để cho họ hiểu một cách hiệu quả nhất.

Nâng cao trình độ tiếng anh bằng cách đọc truyện

Đây là cách học hiệu quả cho cho những mọt sách chính hiệu. Bạn hãy tìm đến những cuốn truyện ngắn tiếng anh trên internet, tốt hơn là kèm theo audio để bạn có thể luyện nghe và tăng vốn từ vựng mỗi ngày. Bạn cũng có thể nhờ bạn bè, giáo viên tiếng anh kiểm tra để biết trình độ của mình đạt đến mức độ nào. Chắc chắn sau một khoảng thời gian ngắn bạn sẽ bất ngờ với khả năng của mình đấy.

Tạo môi trường học tiếng Anh chuyên nghiệp

Không gì tuyệt vời hơn nếu bạn được phát triển kỹ năng tiếng anh trong môi trường của người bản xứ. Môi trường được coi là yếu tố quan trọng trong việc học một ngôn ngữ bất kỳ. Đây cũng chính là lý do mà các bạn du học sinh có khả năng nói tiếng anh trôi chảy một cách rất tự nhiên. Khi có điều kiện tiếp xúc với người bản xứ thường xuyên, bạn sẽ khắc phục được các lỗi phát âm cơ bản như: thường lược bỏ “s”, “ch”, “sh”…


Trên đây là những cách tự học tiếng anh hiệu quả cho người mới bắt đầu, bạn đã sẵn sàng lên kế hoạch ngay bây giờ để phát triển kỹ năng tiếng anh của mình mỗi ngày chưa. Bạn hãy tìm ra cho mình phương pháp phù hợp nhất với mình nhé.