Responsive Ads Here

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019

Ngành múa thi khối nào - Cẩm nang mùa thi tuyển năm 2019

Ngành múa thi khối nào - Cẩm nang mùa thi tuyển năm 2019


Bạn có năng khiếu về múa? Bạn muốn trở thành biên đạo múa chuyên nghiệp? Tuy nhiên bạn lại chưa nắm bắt rõ ngành múa thi khối nào? Học múa có phải thi khối S hay không? Đừng lo lắng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Ngành múa thi khối nào?

Muốn theo học được ngành múa bạn phải thi khối S. Nếu khối R và khối H là khối thi dành cho nghệ thuật liên quan đến văn hóa thì khối S lại độc quyền cho các bạn có đam mê với sân khấu điện ảnh.

Theo đó, ngành múa trong khối S sẽ bao gồm các mã ngành như sau:
  • Huấn luyện múa: 7210244
  • Biên đạo múa: 7210243

Để tham gia thi tuyển chuyên ngành múa thí sinh sẽ phải thi khối S. Trong đó, khối S sẽ bao gồm tổ hợp 3 môn thi: 1 môn văn (nhân hệ số 1) và 2 môn chủ đạo theo năng khiếu điện ảnh (nhân hệ số 2). Bên cạnh đó môn văn sẽ lấy từ điểm thi môn Văn trong kỳ thi THPT, còn 2 môn năng khiếu sẽ do trường mà bạn thi tuyển trực tiếp tổ chức thi.
Ngành múa thi khối nào? Khi có ý định thi ngành múa các bạn sẽ phải thi khối S

Hình thức và điều kiện thi môn năng khiếu múa là gì?

So với các chuyên ngành trong khối S như Diễn viên sân khấu điện ảnh, diễn viên chèo, diễn viên cải lương hay diễn viên rối, ngành múa có yêu cầu đặc biệt riêng. Cụ thể như sau:

  • Ngành biên đạo múa: Thí sinh đã tốt nghiệp trường Trung cấp múa hoặc Cao đẳng múa
  • Ngành biên đạo múa đại chúng: Thí sinh đã tốt nghiệp TPHT đồng thời phải có năng khiếu múa. Đặc biệt có thân giọng hát tốt, ngoại hình cân đối, chiều cao từ 1m55 sẽ là một lợi thế.

Hình thức thi vòng sơ tuyển ngành múa
Với ngành Biên đạo múa hay huấn luyện múa thí sinh phải kiểm tra năng lực múa cơ bản. Lúc này bạn sẽ vừa nghe nhạc vừa phải thực hiện từ 1 đến 3 động tác múa cổ điển châu Âu và 1-3 điệu múa dân gian của Việt Nam theo yêu cầu của BGK.

Riêng ngành biên đạo múa đại chúng thí sinh bắt buộc phải kiểm tra hình thể bằng cách thực hiện một tổ hợp múa gồm 16 điệu theo yêu cầu của BGK về 3 thể loại khác nhau: Dân gian dân tộc, khiêu vũ quốc tế hoặc hiện đại.

Hình thức thi vòng chung tuyển ngành múa

Sau khi bạn đã vượt qua vòng sơ tuyển sẽ tiếp tục thực hiện các bài thi môn năng khiếu ở vòng chung tuyển. Theo đó ở vòng chung tuyển của nhóm ngành Huấn luyện múa, Biên đạo múa thí sinh sẽ phải trình bày một tiểu phẩm theo đề thi từ 3-4 phút. Trong tiểu phẩm múa này không được phép sử dụng 2 diễn viên và thí sinh phải trực tiếp tham gia trình bày bài thi.

Nhìn chung thi ngành múa các bạn cần rèn luyện và tìm hiểu nhiều những điệu múa, bài biên tập múa ngay từ bây giờ. Hy vọng qua bài viết “Ngành múa thi khối nào - Cẩm nang mùa thi tuyển năm 2019” đã mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất. Chúc bạn ngày mới tốt lành!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét